Nếu bạn đang có một anh chồng hoàn hảo, xin được chúc mừng bạn vì điều tuyệt vời này. Nhưng, rất nhiều phụ nữ không được may mắn như bạn. Họ đang phải chịu đựng anh chồng gia trưởng, anh chồng trẻ con,….Bài viết này sẽ giúp chị em phân loại các anh chồng
Chồng trẻ con
Dầu hiệu:
Chồng trẻ con là một anh chàng không có cá tính, luôn phục thuộc vào vợ ngay cả những chuyện nhỏ nhất. Chàng ta cần vợ chăm lo giống như khi còn là cậu con trai nhỏ của mẹ. Có thể, chàng là một người kiếm được tiền và biểu đồ sự nghiệp tốt, nhưng khi ở với gia đình, anh lại phụ thuộc hoàn toàn vào vợ.
Khi bên cạnh vợ, anh ấy không biết cụm từ “trách nhiệm”. Chàng cần vợ gọi dậy vào mỗi buổi sáng, chuẩn bị hộ quần áo khi đi làm, chuẩn bị bữa ăn chiều và đủ thứ khác. Chàng ta cũng chẳng quan tâm đến con cái hay bất cứ điều gì trong nhà.
Anh ấy thực sự là một đứa trẻ trong gia đình.
Thuốc điều trị:
Để chồng nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, vợ cần chấm dứt ngay tất cả những hành động hỗ trợ. Bạn cần trao đổi thẳng thắn với chồng về sự thay đổi quan trọng này. Sau đó, khéo léo đưa chồng tham gia vào các hoạt động của gia đình.
Tuy nhiên, với anh chồng trẻ con, bạn cần phải thật kiên nhẫn. Đừng mong chồng sẽ thay đổi ngay sau một đêm. Nếu anh ấy chưa bao giờ phải gánh vác trách nhiêm, sự thay đổi này có thể khiến chàng ta bối rối, hoảng sợ và lo lắng. Vì vậy, bạn cần phải giúp đỡ chồng, hướng dẫn và chỉ bảo để anh ấy quen dần với trách nhiệm mới.
Chồng gia trưởng
Dấu hiệu:
Chồng gia trưởng luôn coi mình là người quan trọng nhất trong gia đình. Anh ấy thường vin vào cớ trụ cột của gia đình để lớn tiếng hay đặt ra các yêu sách với vợ.
Với những anh chồng này, mọi chuyện trong gia đình từ chuyện bếp núc đến con cái đều thuộc trách nhiệm của vợ. Khi nhận được sự đề nghị giúp đỡ từ vợ, phản ứng của chồng gia trưởng là nổi nóng để từ chối.
Thuốc điều trị:
Với anh chồng gia trưởng, cách duy nhất để thay đổi là sự vùng dậy mạnh mẽ của người vợ. Tuy nhiên, bạn không nên để mình đơn độc trong cuộc chiến với chồng. Bố mẹ, anh em và bạn bè của chồng sẽ là những đồng minh lý tưởng giúp bạn “trị” anh chồng gia trưởng.
Hãy thảo luận với chồng về việc, cả hai sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và nuôi dạy con cái. Nếu chồng nổi nóng, bạn cần phải thể hiện sự cứng rắn, yêu cầu anh ấy hạ giọng và tôn trọng cuộc nói chuyện của 2 vợ chồng.
Có thể, anh ấy sẽ tiếp tục sử dụng những giải pháp cực đoan để cố gắng gạt bỏ đề xuất của bạn, nhưng đây là thời điểm bạn cần dũng cảm. Hãy thể hiện thái độ và hành động kiên quyết của mình. Điều này giúp chồng hiểu, cách cũ đã không còn tác dụng. Trong trường hợp, chồng dùng đến vũ lực, bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong gia đình hoặc pháp luật nếu hành động bạo lực vượt quá tầm kiểm soát.
Anh chồng hay lo lắng
Dầu hiệu:
Anh ấy thuộc mẫu người luôn lo lắng về mọi việc, từ chuyện công việc đến các mối quan hệ bên ngoài xã hội. Anh ấy luôn đứng ngoài các vấn đề của gia đình, từ chồi trách nhiệm làm cha mẹ và là một phần của gia đình với lý do đang bị quá tải trong công việc.
Thuốc điều trị:
Khi có một anh chồng hay lo lắng, bạn cần tinh tế hành xử để gia đình không tan vỡ. Hãy giúp chồng hiểu, công việc quan trọng, nhưng anh ấy không thể bỏ quên trách nhiệm làm cha và là thành viên của một gia đình.
Tuy nhiên, bạn cần tuyệt đối tránh việc chỉ trích. Đầu tiên, bạn cần thế hiện sự đồng cảm và chia sẻ, sau đó trao đổi nhẹ nhàng với chồng về những điều cần làm. Bạn cũng cần vạch ra những đầu công việc, lộ trình thực hiện từ ít đến nhiều và lên cho chồng một thời gian biểu phù hợp. Với anh chồng hay lo lắng, thời biểu công việc rõ ràng sẽ giúp anh ấy yên tâm và tự tin vào bản thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét